Giả thuyết Vầng_vinh_quang

Giải thích khoa học cho hiện tượng này vẫn đang là chủ đề của các cuộc tranh luận và nghiên cứu.[cần dẫn nguồn] Nó không đơn giản chỉ là sự giao thoanhiễu xạ của ánh sáng khi chiếu qua các giọt nước nhỏ. Năm 1947, nhà thiên văn học người Hà Lan Hendrik van de Hulst cho rằng cơ chế sóng bề mặt có liên quan đến hiện tượng này. Ông suy đoán rằng các vòng màu của glory là kết quả của sự giao thoa hai tia giữa các sóng bề mặt có đường đi "ngắn" và "dài", các sóng được tạo ra bởi các tia sáng đi vào các giọt nước tại các điểm đối diện chéo nhau (cả hai tia đều đã chịu một sự phản xạ bên trong giọt).[2] Tuy nhiên, một lý thuyết mới của nhà vật lý người Brazil Herch Moysés Nussenzveig cho thấy rằng lượng năng lượng ánh sáng truyền lại từ một glory bắt nguồn chủ yếu từ hiệu ứng đường hầm sóng cổ điển (chính là hiệu ứng bắt đôi của các sóng suy biến), tức là sự tương tác giữa một sóng ánh sáng bị lệch đi và tiêu tan dọc theo bề mặt ngoài của giọt nước với các sóng bên trong giọt nước truyền ra.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vầng_vinh_quang http://www.philiplaven.com/p2c1a.html http://ljmayes.pnyhost.com/var/glorytxt.htm http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=t... http://www.wunderground.com/blog/JeffMasters/the-3... http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/atmos/c... http://freespace.virgin.net/ljmayes.mal/var/gloryt... http://journals.ametsoc.org/doi/pdf/10.1175/2009BA... http://www.opticsinfobase.org/abstract.cfm?URI=ol-... http://www.atoptics.co.uk/droplets/glory.htm https://www.youtube.com/watch?v=jpmEfGHEeqc